Mã sách | O96 |
Tác giả | Trương Thìn |
Năm xuất bản | 2013 |
Số trang | 159 |
Thể loại | Khác |
Số lượng | 1 |
Họ tên phản ánh văn hoá và tâm lý của con người. Do nó là “biệt hiệu” riêng của một người trong xã hội, nên nó có quan hệ chặt chẽ với lịch sử, văn hoá, địa điểm, tư tưởng và phong tục tập quán. Ngoài tác dụng “phân biệt các thành viên trong xã hội”, nó còn có nhiều tác dụng khác như biểu đạt tình cảm, ý chí, mong muốn, tâm tư…. Một tên gọi đầy hàm súc sẽ tốt hơn nhiều một “biệt hiệu” hay “ký hiệu” thông thường. Do đó, đặt tên là một nghệ thuật có tính khoa học. Đặt tên phải có hàm nghĩa phong phú sâu sắc, độc đáo, dễ đọc, dễ nghe, tránh từ đa nghĩa, dễ gây hiểu nhầm. Nói cách khác, đặt tên vừa cần có ý nghĩa thực tế, vừa có tính nghệ thuật, đồng thời còn có chức năng giáo dục. Việc đặt tên có liên quan đến cá nhân và xã hội, khi đặt tên hay thay đổi họ tên, cần phải nghiên cứu và sử dụng hợp lý, tránh gây khó khăn, trở ngại cho người sở hữu “cái tên” đó trong cuộc sống xã hội. Tên gọi sẽ gắn với bé yêu của bạn suốt cả cuộc đời, là niềm hãnh diện, là sự triều mến mỗi khi con bạn nghĩa đến hoặc nghe ai đó gọi mình. Tên gọi của mỗi người tưởng đơn giản mà lại gắn liền với bề dày văn hoá dân tộc. Ngày xưa, cái tên thể hiện cấp bậc trong xã hội. Chỉ cần nghe đến Sen, Nhài,… người ta có thể biết ngay cô gái ấy là con nhà nghèo hèn. Thấp kém nhất trong xã hội nông thôn là Mõ. Chẳng biết người bần nông trước khi trở thành mõ có cái tên gì, nhưng đã làm việc đó trong làng thì chỉ còn được gọi bằng cái tên: Mõ. Những tên đẹp, có ý nghĩa, thường là gốc Hán, chỉ đặt cho con nhà giàu, nhà nho giáo: Kim Thuý, Quỳnh Hoa,… Tìm hiểu phong tục đặt tên dân gian, kết hợp với cách đặt tên khoa học sẽ giúp bạn đặt tên cho bé yêu của mình một cách dễ dàng, tránh sa lầy vào việc đặt tên theo mốt, cũng như không dùng những cái tên quá nhàm chán. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ giúp ích cho bạn trong việc nghiên cứu về họ tên, cũng như cách đặt tên cho bé yêu của mình!